Tiểu đường type 1 còn được gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, do cơ chế tự miễn, tức là cơ thể tự phá hủy tế bào tuyến tụy khiến tuyến tụy không thể sản xuất insulin hoặc sản xuất với lượng rất nhỏ – không đáng kể. Vì không có insulin nên không thể chuyển hóa đường đi vào các tế bào, lượng đường đọng lại trong máu quá cao gây ra bệnh tiểu đường. Loại tiểu đường này hoàn toàn là do tự cơ thể phản ứng, không hề liên quan đến việc ăn uống hay các tác nhân bên ngoài. Để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và điều trị ngay cho trẻ khi các triệu chứng xuất hiện, hãy để ý các dấu hiệu sau đây.
Đi tiểu thường xuyên
Khi có lượng đường cao trong máu, thận sẽ cố gắng khôi phục lại sự cân bằng bằng cách bài tiết lượng đường dư thừa qua nước tiểu. Lượng đường dư thừa trong nước tiểu, được gọi là glucosuria, có tác dụng lợi tiểu khiến cơ thể thải ra một lượng lớn nước, dẫn đến nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn. Cha mẹ hãy để ý bỉm của trẻ phải thay thường xuyên do trẻ đi tiểu nhiều lần. Còn đối với trẻ đã lớn hay bị tè dầm ra giường.
Trẻ rất khát nước
Vì trẻ em mắc bệnh tiểu đường loại 1 có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn, dẫn đến mất nước quá mức, kéo theo mất cân bằng chất lỏng và mất nước. Kết quả là, mặc dù uống một lượng lớn nước hoặc các chất lỏng khác, trẻ em mắc bệnh tiểu đường loại 1 sẽ có cảm giác rất khát nước.
Ăn nhiều hơn nhưng trẻ lại giảm cân
Cơ thể dựa vào insulin để vận chuyển đường vào các tế bào chuyển hóa thành năng lượng. Nếu không có đủ lượng insulin, các mô của cơ thể trở nên thiếu năng lượng cần thiết để hoạt động bình thường. Điều này dẫn đến tăng cảm giác thèm ăn và đói cực độ nhưng vẫn bị giảm cân do chế độ dinh dưỡng không đúng cách. Đối với những trẻ chưa biết nói, chúng biểu lộ cảm giác đói của mình theo các cách khác nhau như cáu kỉnh, quấy khóc và rên rỉ. Trẻ cũng ăn nhiều hơn nhưng lại bị giảm cân
Hay mệt mỏi
Do các tế bào của cơ thể không được cung cấp đầy đủ lượng đường để cung cấp năng lượng nên trẻ có thể cảm thấy rất mệt mỏi. Các dấu hiệu của sự mệt mỏi ở trẻ nhỏ bao gồm ngủ nhiều hơn, ngủ mê mệt hoặc luôn bị cảm giác thiếu năng lượng.
Thị giác bị ảnh hưởng
Thay đổi thị lực có thể xảy ra với bệnh tiểu đường loại 1 do lượng đường dư thừa trong máu, ảnh hưởng đến các mạch máu, bao gồm cả những mạch máu cung cấp máu cho võng mạc của mắt. Điều này có thể dẫn đến mờ và mất thị lực. Hãy để ý khi xem các thiết bị điện tử, chúng sẽ có thói quen ngồi gần màn hình hơn mức cần thiết hoặc không phản ứng với các chuyển động ở khoảng cách xa.
Nhiễm trùng nấm men
Bệnh tiểu đường loại 1 làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm men sinh dục do lượng đường trong máu tăng, tạo ra môi trường lý tưởng cho nấm Candida phát triển ở những vùng ẩm ướt của cơ thể. Đi tiểu nhiều hơn và mặc tã ướt trong thời gian dài cũng khiến trẻ có nguy cơ bị hăm tã do nhiễm trùng nấm men từ bệnh tiểu đường loại 1.
Hành vi bất thường
Sự phát triển của nhiễm toan chuyển hóa và sự cân bằng pH bị phá vỡ trong cơ thể có thể gây ra các hành vi bất thường. Trẻ có thể mất phương hướng và hôn mê hoặc có biểu hiện gia tăng cáu kỉnh, ủ rũ, bồn chồn, quấy khóc và nóng nảy.
Các vết thương khó lành
Vì những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 không có đủ insulin, họ đã tăng phân hủy protein. Sự phá vỡ các protein trong cơ thể làm giảm khả năng chữa lành và phục hồi các tế bào bị tổn thương của cơ thể. Do đó, trẻ em mắc bệnh tiểu đường loại 1 có khả năng phục hồi chậm,dễ bị bầm tím hơn và có thể mất nhiều thời gian hơn để phục hồi sau phát ban và kích ứng da. Chức năng hệ thống miễn dịch bị suy giảm và tuần hoàn kém do tổn thương thần kinh và mạch máu cũng có thể khiến vết thương khó lành.
Kết luận
Nếu con của bạn có những dấu hiệu bất thường như sụt cân, mệt mỏi, khát và đói nhiều hơn, muốn đi tiểu nhiều hơn, trẻ có thể đang mắc bệnh tiểu đường loại 1. Hơi thở thơm và vết thương khó lành hơn cũng là những dấu hiệu nhận biết của bệnh tiểu đường loại 1 và bé cần được chăm sóc y tế ngay lập tức./.