Tại cuộc họp, phòng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn huyện Con Cuông đã báo cáo tổng hợp tình hình thiệt hại sau hoàn lưu bão số 4 gây ra. Theo báo cáo thiệt hại ước tính trên 20 tỷ đồng. Hàng trăm ha diện tích hoa màu, lúa của người dân bị ngập úng, hàng trăm con gia cầm bị lũ cuốn trôi, 84ha nuôi trồng thủy sản thiệt hại..nhiều thôn, bản bị cô lập, hệ thống giao thông, tắc nghẽn nhiều điểm, một số cầu cống, đường giao thông bị sạt lở nghiêm trọng như tuyến đường Thạch Ngàn, tuyến đường từ thị trấn đi Thác Kèm…
Ngay sau hoàn lưu bão, Cấp ủy Đảng chính quyền từ huyện đến cơ sở đã triển khai quyết liệt công tác khắc phục nhằm sớm ổn định đời sống cho bà con nhân dân.
Tại cuộc họp lãnh đạo các xã tham dự họp cũng như lãnh đạo các cơ quan ban ngành đã tập trung thảo luận vào các giải pháp khắc phục những tuyến đường giao thông bị chia cắt, cầu cống bị lũ cuốn trôi. Đồng thời, phân tích những khó khăn, vướng mắc hiện nay và đề xuất các giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Kết luận cuộc họp, đồng chí Hoàng Sỹ Kiện, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đánh giá cao công tác triển khai phòng chống lụt bão trên địa bàn. Bên cạnh những kết quả đạt được, đồng chí Chủ tịch UBND huyện cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong phương án phòng chống bão lụt ở nhiều địa phương chưa sát, công tác chỉ huy từ huyện đến cơ sở có nhiều nội dung cần rút kinh nghiệm, một số nơi còn lung túng.
Đồng chỉ Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sỹ Kiện đã triển khai 1 số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Trước mắt, tập trung sửa chữa các công trình hạ tầng thiết yếu như giao thông, thủy lợi, điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, các công trình phúc lợi như trường học để đảm bảo chỗ học hành an toàn cho học sinh; tập trung mọi nguồn lực để sớm phục hồi sản xuất và ổn định đời sống cho nhân dân. Huyện sẽ hỗ trợ các xã các ca máy tu sửa nhanh chóng các tuyến đường ách yếu. Riêng công tác phòng chống thiện tai tìm kiếm cứu nạn đề nghị các địa phương thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ). Tăng cường công tác cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai, bảo đảm kịp thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao cảnh giác, kỹ năng ứng phó với thiên tai; Trong đó, các Đồn biên phòng, công an, quân đội chủ động linh hoạt phương án đảm bảo an toàn cho người dân. Đối với các phòng, ban liên quan đến các chế độ chính sách cho người dân cần phải được thực hiện một cách kịp thời. Công tác quản lý rừng và phát triển rừng cũng như tình trạng đào phá đất đá trái phép cần được quản lý chặt chẽ./.