Tính đến 10h30 sáng 12/10, đã có 30 tình nguyện viên đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19. Các bàn đăng ký và kênh thông tin (online và offline) đã được mở, để người dân đủ tiêu chí có thể đăng ký.
Ngày 10/12, Bộ Y tế phối hợp với Học viện Quân Y, Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học Dược Nanogen chính thức phát động chương trình thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng Covid-19 có tên Nanocovax.
Nanocovax là ứng viên vaccine được nghiên cứu và sản xuất bằng công nghệ protein tái tổ hợp. Trước khi đưa ra thử nghiệm lâm sàng, Nanocovax đã đạt tất cả các chỉ tiêu tiền lâm sàng, được các cơ quan chức năng kiểm duyệt.
Tất cả tình nguyện viên tham gia nghiên cứu sẽ được tiêm bắp 2 liều vaccine hoặc giả dược (đối với giai đoạn 2 và 3). Khoảng cách giữa 2 liều là 28 ngày. Thời gian nghiên cứu cho mỗi đối tượng là khoảng 56 ngày, để đánh giá mục tiêu nghiên cứu và theo dõi đến tháng thứ 6, kể từ liều tiêm đầu tiên.
Các bàn đăng ký tình nguyện tham gia thử lâm sàng vaccine Covid-19 tại Học viện Quân Y
Những tình nguyện viên đầu tiên đăng ký
Giai đoạn 1, từ 12/20200-2/2021, Học viện Quân y tuyển 60 tình nguyện viên trong độ tuổi từ 18-50, để đánh giá tính an toàn và bước đầu đánh giá đáp ứng sinh miễn dịch của 3 liều ứng viên vaccine nanocovax, gồm 25mcg, 50mcg và 75 mc trên người lớn khoẻ mạnh.
Các tình nguyện viên sẽ được thăm khám sàng lọc trước khi tiêm theo đúng yêu cầu của bộ Y tế nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia. Khi được thu tuyển vào nghiên cứu, người tình nguyện sẽ được theo dõi tại Viện nghiên cứu Y dược học Quân sự, Học viện Quân Y tối thiểu 72 giờ.
Trong suốt thời gian này, người tình nguyện sẽ được theo dõi sức khoẻ hàng ngày bởi các bác sĩ của Bệnh viện Quân y 103 và Viện nghiên cứu Y dược học Quân sự. Sau thời gian theo dõi tại viện, người tình nguyện sẽ được trở về nhà và được hướng dẫn tự theo dõi, tự ghi chép. Hàng ngày, sẽ có cán bộ y tế đến thăm hoặc gọi điện thoại.
Giai đoạn 2, từ 2/2021-8/2021, tuyển 400-600 người, để đánh giá tính an toàn và so sánh đáp ứng miễn dịch của 3 liều vaccine, từ đó xác định liều dùng tối ưu của vaccine nghiên cứu.
Giai đoạn 3, từ 8/2021-2/2022, từ 1.500-3.000 tình nguyện viên, đánh giá hiệu quả vaccine trên người khoẻ mạnh.
Hiện tại, công suất hiện tại của công ty Nanogen có thể sản xuất 2.000.000 liều/ năm. Trong quá trình thử nghiệm lâm sàng, họ vừa sản xuất vừa nâng cấp nhà máy để tối ưu hoá công suất lên 20 - 30 triệu liều/năm, công suất lý tưởng là 50 triệu liều/năm.
Một trong những tình nguyện viên đầu tiên đăng ký thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19
Tính đến 10h30 sáng nay, đã có 30 tình nguyện viên đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19. Các bàn đăng ký và kênh thông tin (online và điện thoại) đã được mở, để các tình nguyện viên tham gia đăng ký.
Một trong những tình nguyện viên đăng ký tiêm thử nghiệm vaccine đầu tiên là nữ, 25 tuổi, là học viên Cao học chuyên ngành y khoa quê Bắc Ninh. Vì từng làm công việc nghiên cứu về Covid-19 nên cô hiểu rõ mức độ nguy hiểm của đại dịch này.
"Mình sẵn sàng đăng ký thử nghiệm, với 2 vai trò là nhà nghiên cứu và tình nguyện viên. Thử nghiệm vaccine sẽ có rủi ro, nếu nói không ngại và không sợ thì không phải. Nhưng mình có niềm tin, sau khi được các bác sĩ tư vấn và giải đáp các thắc mắc như được tiêm cái gì vào cơ thể và thử nghiệm với đối tượng như thế nào, nguy hiểm đến đâu, khám sức khỏe sau khi đăng ký", cô nói.
Nếu chương trình thử nghiệm có bất cứ phản ứng phụ nào, cô cho biết sẽ được chăm sóc sức khoẻ và có thể dừng lại bất cứ lúc nào. "Nếu vaccine của Việt Nam thành công, thì đó là điều tuyệt vời nhất"./.