Khuyến nghị mua GAS với giá mục tiêu 135.800 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): VCSC giảm giá mục tiêu thêm 4,3% đối với GAS nhưng giữ nguyên khuyến nghị MUA.
Giá mục tiêu thấp hơn đến từ việc VCSC tăng dự báo phần bù rủi ro vốn chủ sở hữu của chúng tôi thêm 100 điểm cơ bản và chi phí nợ vay tăng 156 điểm cơ bản, ảnh hưởng tác động tích cực của việc cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2023. Trong khi đó, VCSC gần như giữ nguyên dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2026.
Nâng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 thêm 2,6% nhờ việc điều chỉnh tăng dự báo thu nhập tài chính cũng như giá khí đầu vào trung bình thấp hơn (do đóng góp sản lượng cao hơn từ các mỏ khí giá rẻ) bù đắp cho dự báo giá dầu nhiên liệu và giá LPG thấp hơn nhẹ.
Ngoài ra, VCSC vẫn giữ nguyên dự báo LNST cho giai đoạn 2023-2026 khi giả định sản lượng khí thương phẩm thấp hơn nhẹ ảnh hưởng tác động tích cực đối với lợi nhuận của GAS từ việc tỷ giá VND/USD tăng.
Dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 đi ngang khi sản lượng khí thương phẩm tăng 15% YoY và lợi nhuận cao hơn từ trạm LNG Thị Vải bù đắp cho dự báo về giá dầu nhiên liệu thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm trước và chi phí khí đầu vào cao hơn 15% so với cùng kỳ.
VCSC kỳ vọng GAS sẽ được hưởng lợi từ giá dầu và khí cao trong ngắn hạn (như được công bố trong Báo cáo cập nhật ngành năng lượng ngày 20/07/2022), trong khi tăng trưởng dài hạn sẽ được củng cố bằng việc nhập khẩu LNG về Việt Nam.
Với 1,4 tỷ USD tiền mặt tại quỹ, VCSC tin rằng GAS sẽ tiếp tục mở rộng trạm LNG Thị Vải giai đoạn 2 và thực hiện dự án LNG Sơn Mỹ để tăng sản lượng khí thương phẩm thêm khoảng 50% trong vòng 5 năm tới. Do đó, VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS đạt 23% trong giai đoạn 2021-2026.
Định giá của GAS có vẻ hấp dẫn với PEG 5 năm là 0,7. Rủi ro: Giá LNG tiếp tục ở mức cao, có thể ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu LNG vào năm 2023; chính sách khấu hao ngắn hơn dự kiến cho dự án LNG Thị Vải.
Khuyến nghị mua NT2 với giá mục tiêu 30.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Duy trì giá mục tiêu cho NT2 ở mức 30.000 đồng/CP và giữ khuyến nghị MUA do tác động tích cực của việc cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2023 bù đắp cho việc tăng giả định phần bù rủi ro vốn chủ sở hữu thêm 100 điểm cơ bản.
VCSC nâng dự báo LNST điều chỉnh năm 2022 thêm 1% dựa trên giả định giá trên thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) cao hơn và giá khí giảm nhẹ. Tuy nhiên, VCSC giảm dự báo LNST báo cáo năm 2022F thêm 1% do trích lập dự phòng bất ngờ cho khoản nợ xấu ngoài dự kiến được ghi nhận trong KQKD quý 3.
Dự báo LNST điều chỉnh năm 2023 sẽ tăng 13% YoY với sự cạnh tranh ít hơn từ thủy điện, năng lượng tái tạo phát triển chậm trong ngắn hạn có thể hỗ trợ sản lượng điện thương phẩm tiếp tục tăng 7% YoY sau khi phục hồi mạnh 31% YoY trong năm 2022.
VCSC duy trì quan điểm lạc quan về NT2 bất chấp sự cạnh tranh dài hạn từ năng lượng tái tạo và giá khí cao hơn. Với bảng cân đối kế toán không có nợ vay, dự báo NT2 sẽ có lợi suất cổ tức tăng lần lượt là 7,8%/11,7% trong năm 2022/2023. Lợi suất cổ tức năm 2023 tương ứng giá mục tiêu đạt khoảng 10,0%, cạnh tranh so với lãi suất tiền gửi ngân hàng trung bình 12 tháng là 7%-8%. Tính đến ngày 30/09/2022, NT2 có 800 tỷ đồng tiền mặt để trả cổ tức.
NT2 đang giao dịch với EV/EBITDA dự kiến năm 2023 là 4,7 lần – thấp hơn đáng kể so với trung vị EV/EBITDA trung bình 4 năm của các công ty cùng ngành trong khu vực là 10,2 lần. P/E năm 2023 của NT2 cũng ở mức thấp là 8,0 lần.
Yếu tố hỗ trợ: chia trả cổ tức cao hơn so với giả định. Rủi ro: Không hoàn nhập dự phòng nợ xấu vào năm 2023; sản lượng hợp đồng thấp hơn dự kiến vào năm 2023.
Khuyến nghị mua VEA với giá mục tiêu 50.700 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEA) công bố KQKD quý 3/2022 bao gồm doanh thu 1,2 nghìn tỷ đồng (+55% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS là 1,9 nghìn tỷ đồng (+155% YoY).
Doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS 9 tháng đầu năm 2022 (9T 2022) lần lượt đạt 3,5 nghìn tỷ đồng (+23% YoY) và 5,1 nghìn tỷ đồng (+31% YoY), lần lượt hoàn thành 82% và 81% dự báo, vượt kỳ vọng.
LNST sau lợi ích CĐTS tăng trưởng mạnh mẽ của VEA trong 9T 2022 nhờ lợi nhuận được chia từ các công ty liên kết tăng 33% YoY, mà VCSC cho rằng do doanh số bán xe du lịch (4W) ấn tượng từ Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam tương ứng là 69% YoY và 78% YoY.
Do đó, thu nhập của Toyota Việt Nam (chiếm 10% LNST sau lợi ích CĐTS quý 3/2022 của VEA) lần lượt tăng 70% YoY và 30% YoY trong quý 3 và 9T 2022. Ngoài ra, lợi nhuận của Honda đã tăng mạnh 177% YoY và 30% YoY trong quý 3 và 9T 2022, từ mức nền thấp năm 2021.
Mặt khác, doanh số bán xe du lịch của các công ty liên kết của VEA giảm so với quý trước (QoQ). Trong khi doanh số bán của Honda giảm 55% QoQ, Toyota và Ford lần lượt giảm 14% QoQ và 9% QoQ. Chúng tôi cho rằng mức giảm này là do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, bao gồm sự ra mắt của các mẫu xe flagship nâng cấp như Hyundai Tucson và Kia Sportage.
Doanh số bán xe máy Honda (2W) trong quý 3 và 9T 2022 lần lượt tăng mạnh 95% YoY và tăng 24% YoY, đánh dấu sự phục hồi so với mức tăng trưởng khiêm tốn trong quý 2/2022 là -6% YoY. Theo Honda Việt Nam, các hạn chế do COVID-19 được nới lỏng ở Thượng Hải đã giảm bớt tình trạng thiếu hụt nguồn cung và cải thiện hiệu suất bán hàng 2W của Honda bắt đầu từ tháng 7/2022.
Nhìn chung, VCSC cho rằng có khả năng điều chỉnh tăng đối với dự báo hiện tại của chúng tôi khi rủi ro từ doanh số bán xe giảm tốc trong quý 3/2022 được bù đắp bởi (1) khả năng sinh lời tốt hơn dự kiến của các công ty liên kết của VEA, ngoài ra (2) quý 4 thường là mùa cao điểm bán ôtô./.