Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, lạm phát đang được kiểm soát và theo xu hướng giảm dần.

Vì vậy, 2 kịch bản CPI được đưa ra, bao gồm: kịch bản 1, dự báo CPI bình quân năm 2023 tăng khoảng 3,2% so với năm 2022. Kịch bản 2, CPI bình quân năm 2023 tăng khoảng 3,6% so với năm 2022.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng dự báo lạm phát bình quân năm 2023 tăng trong khoảng 3,4% (dao động khoảng 0,3%).

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng, năm 2024 công tác quản lý, điều hành giá sẽ chịu sức ép rất lớn hơn do tác động của việc triển khai thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương, điều chỉnh giá một số mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý như y tế, giáo dục, giá điện...

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương đề xuất các bộ ngành cần chủ động hơn nữa trong việc xây dựng kịch bản điều hành giá (có thể theo quý hoặc theo lộ trình) đối với các mặt hàng, dịch vụ nhà nước quản lý ngay từ đầu năm.

7-1697072702.jpg
 Phó Thủ tướng Lê Minh Khái "chốt" thời hạn trình phương án điều chỉnh giá điện, dịch vụ y tế. Ảnh VGP

Phát biểu kết luận cuộc họp, đối với công tác điều hành giá trong thời gian còn lại của năm 2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái lưu ý đến giá xăng dầu và giá mặt hàng lương thực.

Về các giải pháp, giải pháp chung, Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp tục giữ ổn định, không để ảnh hưởng, theo dõi sát tình hình để điều hành, nhất là đối với những mặt hàng nền kinh tế đất nước chưa chủ động được (xăng dầu; hàng hóa, nguyên vật liệu nhập khẩu,…) để có giải pháp phù hợp, giữ chỉ số lạm phát theo mục tiêu.

Còn đối với chính sách tiền tệ, tài khóa, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và đầu tư và các bộ, ngành thực hiện điều hành sát với thực tế và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng cho ý kiến chỉ đạo cụ thể đối với một số mặt hàng, dịch vụ quan trọng.

Cụ thể, về giá điện, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình phương án điều chỉnh giá trước ngày 25/10/2023 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trình tự, thủ tục quy định.

Đối với mặt hàng xăng dầu, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp để bảo đảm nguồn cung cho hệ thống phân phối của cả nước; sẵn sàng các biện pháp xử lý kịp thời về giá khi thị trường có biến động.

Đối với Bộ Y tế, căn cứ vào thẩm quyền và sự cần thiết, Phó Thủ tướng đề nghị trình Chính phủ cho ý kiến đối với phương án điều chỉnh giá dịch vụ y tế trong tháng 10/2023; cân nhắc ban hành Thông tư về giá dịch vụ y tế theo trình tự rút gọn.

Đối với các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ ngành theo dõi sát diễn biến tình hình, kịp thời báo cáo, đề xuất giải pháp khi có biến động để xử lý.

https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/chot-trinh-phuong-an-dieu-chinh-gia-dien-truoc-2510-1910027.htmlĐối với mặt hàng vật liệu xây dựng trong đó có cát san lấp, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng theo dõi chặt chẽ diễn biến cung cầu; đề nghị các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ hiệu quả.