Ung thư vú là một trong những căn bệnh nguy hiểm hay tấn công chị em phụ nữ. Song song với quá trình điều trị, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vú cũng rất quan trọng.
Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý đóng vao trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh và góp phần làm giảm tái phát ung thư cũng như các lợi ích khác cho cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân ung thư vú nên ăn gì và không nên ăn gì là điều mà rất nhiều bệnh nhân cũng như người nhà của họ quan tâm.
Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho người ung thư vú
Theo khuyến cáo của Tập đoàn Y tế Parkway - Singapore, chế độ dinh dưỡng cho người ung thư vú cần đảm bảo các nguyên tắc:
Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, chứa các chất bảo quản, chất tạo màu, thực phẩm muối lên men, ướp muối mặn. Thực phẩm cho người ung thư vú cần tươi sạch, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn.
Bắp cải xanh, cải thảo, cải xoăn, các loại đậu, trái cây… là những loại rau có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ.
Tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa bệnh ung thư vú với loại đồ uống này.
Hạn chế tiêu thụ các loại thịt đỏ. Bởi nếu ăn nhiều sẽ gây hại cho Sức Khỏe, nhất là với bệnh nhân ung thư.
Hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao, thực phẩm xào rán nhiều lần.
Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm giàu đường, đạm, lipid.
Đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn cho người bệnh để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, các vi chất dinh dưỡng và các vitamin giúp cho cơ thể chống lại sự lão hóa, dọn các gốc tự do ngăn ngừa căn bệnh ung thư…
Xây dựng thực đơn cho người ung thư vú với nhiều rau xanh, trái cây, các loại thịt trắng, đạm thực vật để cung cấp đầy đủ dưỡng chất và vitamin cho cơ thể chống lại các gốc tự do ngăn ngừa ung thư vú tái phát.
Dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh
Đạm: Để đảm bảo cung cấp đủ các loại axit amin, người bệnh cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật. Các loại thịt màu trắng như thịt các loại gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khỏe. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm… từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò… Các loại tôm, cua cá, nhuyễn thể và hải sản. Hơn nữa đây còn là nguồn cung cấp các axit amin và vi chất dinh dưỡng rất quý cho cơ thể.
Tinh bột: Nên chọn cung cấp từ các loại ngũ cốc còn nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, củ sắn…).
Rau quả sạch, các loại trái cây, rau xanh tốt cho bệnh nhân ung thư vú.
Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm gia tăng tỉ lệ bệnh ung thư.
Chất béo (Lipid): Đây là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Do đó trong khẩu phần cần phải có một hàm lượng Lipid nhất định. Trong lipid có chứa các loại axit béo không no và axit béo no,hàm lượng axit béo không no không quá 50%, trong đó axit béo không no có nhiều nối đôi nên dưới 10% tổng năng lượng.
Rau quả: Người bệnh nên chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản. Rau quả rất có lợi cho sức khỏe do cung cấp các loại vitamin.
Bệnh ung thư vú nên ăn gì?
Nên ăn nhiều cá: Thay bằng ăn thịt, hãy tăng cường cá trong khẩu phần ăn hàng ngày. Như cá hồi Cá hồi được biết đến là món ăn ngon và là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe.Hàm lượng axit béo Omega-3 có trong cá hồi rất cao tác giúp giúp giảm sự phát triển của khối u và tăng cường miễn dịch cơ thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú lên đến 50%
Tăng cường ăn rau xanh: Rau xanh có chứa nhiều chất xơ giúp bệnh nhân dễ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe. Các loại rau: Rau trai, bí đao, hầu đậu cô, cà chua, củ cải, hương cô, khẩu ma, lăng bạch, khoai môn…
Đậu nành: Các loại hạt ngũ cốc, nhất là đậu nành là thực phẩm rẻ và dễ mua và có hưu ích rất lớn. Trong đậu nành chứa rất nhiều chất ức chế protease có tác dụng chống ung thư. Ngoài ra đậu nành còn chứa axit phytic và chất genistein giúp ăn chặn các khối u ăn vào mạch máu.
Bí ngô: Theo các nghiên cứu của Đại học Tufts, trong bí ngô có chứa chất giúp loại bỏ nguy cơ ung thư và tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân.
Khoai lang: Rất dân dã và có tác dụng phòng chống bệnh ung thư khá tốt. Theo báo cáo mới nhất trên tạp chí của viện ung thư quốc gia Mỹ cho biết khoai lang chứa nhiều chất carotenoid giúp ngăn ngừa ung thư vú.
Ngoài ra cateroid giúp tái tạo và bảo về các tế bào. Một số thực vật cũng có chứa carotenoide như khoai lang là cà-rốt, bí đỏ và một vài loại rau có lá màu xanh đậm.
Nước ép trái cây: Giàu dinh dưỡng và tăng cường các chất khoáng cho bệnh nhân đặc biệt là vitamin C. Những loại quả nên uống như: cam, kiwi, cà chua,…
Trà xanh: Bạn có biết trà xanh được biết đến là thực phẩm làm đẹp từ thiên nhiên. Tuy nhiên một công dụng rất tốt của trà xanh kháng ung thư vú mà có thể bạn chưa biết.Trà xanh chứa chất chống oxy hóa polyphenol rất có lợi cho sức khỏe. Nếu phụ nữ sử dụng trà xanh mỗi ngày sẽ giảm bệnh ung thư vú.
Lựu: Không chi là loại quả ăn thanh mát mà còn có tác dụng phòng chồng ung thư khá tốt. Một số trái cây khác được ghi nhận cũng có chứa a-xít allegic là quả mâm xôi, dâu tây, nam việt quất, óc chó, và hồ đào.
Dâu tây: có vị chua thanh, rất thơm nên rất được nhiều người ưa thích.Trong dâu tây chứa vitamin C và axit ellagic giúp tăng cường sức khỏe và tiêu diệt các tế bào ung thư.
Bệnh ung thư vú kiêng ăn gì?
Sau đây là một số loại thực phẩm mà bệnh nhân ung thư vú không nên ăn:
Các loai thịt đỏ: Thịt đỏ có chưa rất nhiều chất béo vì vậy không tốt cho người mắc bệnh ung thư vú, do các chất béo có thế làm hạn chế khả năng miễn dịch và ảnh hưởng đến phương thức chuyển hóa của tế bào. Vì vậy bệnh nhân ung thư vú muốn kết quả điều trị bệnh tốt nhất cần tránh sử dụng các loại thịt đỏ trong thực đơn của mình và trong thời gian điều trị bệnh ung thư vú.
Kiêng uống rượu, bia: Đối với bệnh nhân ung thư vú tuyệt đối không được uống rượu, bởi rượu không những không tốt cho nó còn là tác nhân gây ra nhiều bệnh ung thư khác, bênh cạnh đó chất kích thích có trong rượu hỗ trợ các tế bào ung thư vú phát triển, vì vậy bệnh nhân ung thư vú không nên uống rượu và các thực phẩm có chứa rượu.
Bệnh nhân ung thư vú không nên uống bia, rượu
Thực phẩm lên men: Những thực phẩm như dưa, cà muối, thịt muốn… là những thực phẩm có chứa chất lên men, đây là chát có tác dụng làm tăng nguy cơ mắc ung thư, vì vậy đối với bệnh nhân ung thư vú cần tránh sử dụng những thực phẩm này.
Các sản phẩm có chữa sữa nguyên chất: Bệnh nhân ung thư vú nen hạn chế sử dụng những thực phẩm có chứa sữa nguyên chất: sữa chua, phô mai… do chúng ảnh hưởng đến quá trình chữ bệnh và tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư vú.