Theo báo Hành động và Lời nói, Ủy ban Châu Âu đã nhận được một lá thư từ khoảng 40 thành viên của Nghị viện châu Âu (MEP) trong đó kêu gọi một cuộc điều tra chống lại Gazprom trong bối cảnh giá khí đốt tăng kỷ lục.
Vào ngày 16 tháng 9, giá khí đốt ở khu vực đã tăng lên 749 USD /1 nghìn mét khối. Tuy nhiên, việc kiện một công ty Nga là vô ích, nhà kinh tế học Alexei Korenev tuyên bố.
Chuyên gia Alexei Korenev đã mô tả đánh giá của mình một cách chi tiết trong một bài bình luận cho báo Lenta.ru.
Theo ông Korenev, chính châu Âu đã lựa chọn chính sách dẫn đến tình hình hiện nay. Nếu EU tiếp tục theo đuổi điều này, thì các EU sẽ không có khí đốt.
Đầu tiên, sẽ có sự hạn chế đối với nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu, khối lượng cung cấp sẽ không vượt quá 50%. Phần còn lại sẽ được bán cho những người mua thay thế.
Sau đó là từ chối các nguồn cung cấp dài hạn. Nhà kinh tế Korenev nhắc đến thực tế là giá cả khí đốt tăng vọt chỉ xảy ra ở các nước EU. Ở phần còn lại của thế giới, giá cả vẫn bình thường.
“Khi giá vẫn còn thấp, các nước EU muốn tiết kiệm tiền và tiếp tục “hâm nóng” Nga, Moscow đã từ bỏ các hợp đồng dài hạn với giá ổn định để chuyển sang các hợp đồng ngắn hạn, vốn cực kỳ biến động.
Hơn nữa, Gazprom thậm chí đã bị kiện về vấn đề này nhưng chả giải quyết vấn đề gì. Và sau đó, sự kết hợp của các yếu tố tiêu cực – cụ thể là việc Hoa Kỳ không có cơ hội cung cấp khí đốt cho EU do các vấn đề nội bộ, nhu cầu tăng mạnh nhờ yếu tố Trung Quốc, giá cả đã tăng lên” - nhà kinh tế Korenev nói.
Hiện các cơ sở lưu trữ khí đốt ở châu Âu đã đầy 70%, có thể đủ trong trường hợp mùa đông tới lạnh vừa phải.
Trong trường hợp nhận thấy rằng lượng khí đốt có thể không đủ, EU sẽ thông báo một cuộc đấu giá để có thêm nguồn cung cấp. Gazprom trong trường hợp này sẽ chỉ tham gia một phần nhỏ, sẽ không có hàng để đáp ứng đủ nhu cầu của các nước.
Chuyên gia kinh tế Korenev lưu ý rằng Gazprom có thể mua thầu tất cả các quyền cung cấp, nhưng không có nghĩa vụ phải làm như vậy.
Hơn nữa, Gazprom đã tìm được những người mua thay thế, như EU muốn, và cuối cùng đã phá kỷ lục về giá của chính họ liên quân đến sự bất ổn về nguồn cung cấp khí đốt.
Gazprom đã hoàn thành mọi nghĩa vụ, ông Korenev tin chắc. Vì vậy, bất kỳ tòa án nào chống lại tập đoàn năng lượng của Nga đều đều vô dụng.
“Nếu các nước EU không nhượng bộ, không cố gắng tìm kiếm một thỏa hiệp, họ sẽ phải khẩn cấp quỳ gối xin khí đốt từ Gazprom, hoặc mua khí hóa lỏng từ người Mỹ, do nhu cầu có thể chạm mốc cao nhất, các kỷ lục về giá chắc chắn sẽ bị xô đổ.
Đến lúc đó hoặc EU sẽ thông qua con đường xuất khẩu, phải mua từ các nước khác những gì Nga đã cung cấp cho họ” – nhà kinh tế Korenev cảnh báo.