Với việc Nghệ An có tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm nay đạt thấp; đến nay, mới chỉ đạt trên 50%, phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Nghệ An Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 ngày 9/12 vừa qua, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An Thái Thanh Quý đã yêu cầu các ngành, địa phương chủ động triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 ngay từ đầu năm.
Trước đó, ngày 21/11/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung cũng đã ký ban hành Công điện số 29/CĐ-UBND về việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023. Tại Công điện, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022.
Việc Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An và Chủ tịch tỉnh Nghệ An chỉ đạo, đôn đốc là rất cần thiết và cấp thiết nhằm thực hiện và phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt 95-100% theo mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 15/9/2022 của Chính phủ.
- Bưu điện Nghệ An cho thuê đất có đúng quy định pháp luật hay không: Tỉnh Nghệ An cần vào cuộc kiểm tra, làm rõ?
- Nghệ An: “Cặp đôi” nhà thầu liên tục “hoán đổi” vị trí trúng - trượt thầu, đáng ngạc nhiên là họ đều đến từ huyện Đô Lương
- Nghệ An: Xem xét, thi hành kỷ luật đối với cán bộ, đảng viên sai phạm
Bởi vậy mà trong Công điện số 29, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung cũng đã nhấn mạnh cần: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; thực hiện tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn đầu tư theo đúng quy định và ngay khi có khối lượng.
Nói vậy có nghĩa là các địa phương phải làm nhanh nhưng phải đúng, tránh vì áp lực mà làm càn, làm “bằng mọi giá”. Tất nhiên cũng vì đạt được chỉ tiêu mà nhiều đơn vị đã ra “tối hậu thư”: “Kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu nếu giải ngân vốn đầu tư công không đảm bảo tỷ lệ theo quy định”.
Tuy nhiên, thực tế, nếu vì áp lực giải ngân vốn đầu tư công mà nhiều huyện, thị trên địa bàn Nghệ An "bằng mọi giá" để dựng “kịch bản” tiến độ, nâng khống khối lượng… Cụ thể như: Nâng khống khối lượng tiến độ để giải ngân sau đó “ra năm ngày rộng tháng dài” mới triển khai. Hay như chưa giải phóng mặt bằng xong mà đã giải ngân một phần khối lượng thì e là quá sức tưởng tượng…
Và một khi điều đó xảy ra thì rất có thể sẽ là "con dao hai lưỡi" khiến cho chúng ta mất rất rất nhiều cán bộ!