1-1661304548.jpg
Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Vụ Tài chính (Bộ GTVT) xem xét triển khai thủ tục xử lý chiếc máy bay Boeing 727-200 bị bỏ hoang tại sân bay Nội Bài suốt 15 năm qua. Ảnh: Dân Việt
2-1661304558.jpg
Trong lần đề nghị này, Nhà chức trách hàng không gửi kèm các tài liệu của Học viện Hàng không nêu rõ tiêu chuẩn, định mức và nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ đào tạo, giảng dạy tại học viện. Ảnh: Vietnamfinance
3-1661304567.jpg
Nếu được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, Học viện Hàng không sẽ thuê đơn vị khảo sát, lập phương án khả thi tháo lắp, di chuyển về cơ sở 3 tại Cam Ranh. Ước tính chi phí vận chuyển khoảng 4 - 5 tỷ đồng. Ảnh: Dân trí
4-1661304577.jpg
Được biết, chiếc Boeing 727 bị "bỏ quên" tại sân bay Nội Bài từ năm 2007. Ảnh: Người lao động
5-1661304585.jpg
Chiếc Boeing 727 này từng thuộc sở hữu của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines, Campuchia. Máy bay được hãng đưa vào khai thác trên đường bay Siem Reap - Hà Nội từ tháng 4/2007. Ảnh: Dân trí
6-1661304594.jpg
Tuy nhiên, chỉ sau vài chuyến bay, chiếc Boieng 727 chở khách đến Nội Bài và phát hiện bị trục trặc kỹ thuật, không đủ điều kiện thực hiện chuyến bay khứ hồi về Siem Reap nên máy bay đỗ lại sân bay quốc tế Nội Bài từ đó đến nay. Ảnh: Người lao động
7-1661304604.jpg
Hơn 10 năm "phơi mưa phơi nắng", dòng chữ biểu tượng "air dream" trên chiếc máy bay đã dần phai. Ảnh: Dân trí
8-1661304613.jpg
Đuôi chiếc máy bay Boeing đã bị thời gian "xé toạc". Ảnh: Người lao động
9-1661304623.jpg
Nhiều chi tiết kỹ thuật máy bay cũng đã hư hỏng. Ảnh: Người lao động
10-1661304633.jpg
Suốt 15 năm qua, Cục Hàng không Việt Nam vẫn chưa triển khai được phương án xử lý chiếc Boeing bị bỏ quên này. Ảnh: Dân trí
11-1661304643.jpg
Năm 2019, một trung tâm dưỡng lão đề nghị đổi 3 suất dưỡng lão dài 12 năm để lấy chiếc máy bay. Ảnh: Người lao động
12-1661304653.jpg
Cùng năm đó, một doanh nghiệp khác kiến nghị đổi lượng bánh kẹo, rượu bia trị giá 3 tỷ đồng lấy chiếc máy bay làm nhà hàng. Tuy nhiên, các đề nghị này đều bị Cục Hàng không Việt Nam từ chối. Ảnh: Người lao động