Anh không thể có quyết định với chính vợ con mình. Lúc ấy nhà chị cũng đến. Nhà chồng chị nhanh chóng đẩy hết trách nhiệm.
Làm dâu được 3 năm, cuối cùng thì chị cũng bật khóc khi biết mình được làm mẹ. Cuối cùng thì những tháng ngày bi kịch của chị cũng đã chấm dứt rồi. Suốt thời gian qua, vì chưa thể mang thai, chị nhận về không ít những lời mắng chửi, nhiếc móc của gia đình chồng. Nhất là mẹ chồng chị, và luôn mỉa mai chị đầy chua ngoa:
- Con gà mua về cho ăn nó còn biết đẻ, ngữ cô về nhà này ăn thủng nồi trôi rế rồi mà có để được đứa nào chưa. Nhà tôi đúng là vô phúc mới lấy phải cô.
Chồng chị, người chị có thể dựa vào duy nhất thì lại chẳng thể đứng ra bênh vực chị. Bởi kinh tế trong nhà chồng là mẹ chồng nắm quyền hết. Anh cũng đi làm nhưng lương còn chẳng đủ tiêu, lúc nào cũng phải nhờ mẹ trợ cấp cho nên cãi mẹ một cái là cuộc sống chật vật ngay được. Anh luôn bảo với chị rằng:
- Thôi em cố gắng nhẫn nhịn mẹ một tí cho nó êm cửa êm nhà em ạ. Chứ giờ mẹ mà cắt viện trợ là anh khó sống lắm.
Ảnh minh họa
Chị cũng chẳng biết làm thế nào. Chẳng phải chị không thấy khổ mà chỉ là vì chị không muốn bố mẹ chị biết chị đang phải chịu đựng một cuộc sống bất hạnh thế này. Bố mẹ chị luôn tưởng rằng đã gả được chị cho một nhà chồng tốt, lúc nào gọi điện về chị cũng bảo rằng bố mẹ cứ yên tâm về chị. Thế nên chị không muốn ông bà lo lắng cho mình.
Chị có thai nhưng chẳng được nghỉ ngơi, vẫn phải làm đủ thứ công việc trong nhà. Chẳng may chị bị động thai, phải nằm một chỗ gần một tháng trời, mà một tháng đó đối với chị thật sự quá khủng khiếp. Nhà chồng chị không có một ai giúp đỡ chị, ăn uống, sinh hoạt chị tự lo, chồng chị thì đi tối ngày. Chị buồn chán, mệt mỏi đến mức tưởng như chẳng thể chịu đựng được nữa. Thế nhưng vì con, đứa con mà chị hết lòng mong đợi, chị không thể bỏ cuộc được.
Ảnh minh họa
Vừa qua tháng thứ 7, bước sang tháng thứ 8 thì chị có dấu hiệu sinh non. Nhà chồng chị vẫn cứ dửng dưng coi như đó chỉ là chuyện nhỏ. Phải mất một ngày sau khi chị đau đớn không thể chịu nổi mới đưa chị vào viện. Bác sĩ kiểm tra tình hình của chị, thật sự lo lắng đành phải báo với nhà chồng chị:
- Chị nhà và đứa con trong bụng đang rất nguy kịch. Hiện giờ chúng tôi bắt buộc phải mổ bắt con để cứu cả con và mẹ. Đứa trẻ sẽ phải nuôi lồng kính một thời gian. Dự trù kinh phí sẽ khoảng 100 triệu.
- Cái gì cơ, tận 100 triệu á. Nhà tôi lấy đâu ra nhiều tiền đến như thế?
- Nhưng sản phụ và đứa trẻ đang rất nguy kịch.
- Vợ con thay thế được chứ tiền khó kiếm lắm. Gia đình tôi không đồng ý cứu đâu,, tùy bác sĩ muốn xử lý như thế nào thì xử lý.
Bác sĩ quay sang nhìn chồng của chị, anh cũng đứng đó, im lặng. Ánh mắt của mẹ anh đang đe nẹt về phía anh rồi khiến anh chẳng dám ho he gì nữa. Nhưng anh là chồng của chị, chẳng lẽ anh không thể có quyết định với chính vợ con mình hay sao. Lúc ấy thì nhà chị cũng đã đến. Nhà chồng chị nhanh chóng đẩy hết trách nhiệm cho nhà chị.
- Đấy, con của ông bà, ông bà tự đi mà lo. Chúng tôi không có trách nhiệm với con dâu đâu.
- Bà ăn nói thế mà nghe được à, đó là dâu bà cháu bà. Tôi nói cho nhà biết nếu con tôi cháu tôi tai qua nạn khỏi nhà bà cũng đừng hòng đến nhận cháu, còn anh, loại chồng loại rể nhu nhược như anh, nhà tôi không cần.
Bố mẹ chị đứng đó, cổ họng nghẹn lại khi kí vào giấy đồng ý phẫu thuật. Bao nhiêu năm qua, họ tưởng rằng chị sống tốt, nhưng không, chị sống khổ, quá khổ so với những gì họ tưởng tượng.
Nếu qua cơn thập tử nhất sinh này, có lẽ bố mẹ chị sẽ khuyên chị nên dừng cuộc hôn nhân này ở đây thôi, sống với người bạc như thế thì sống làm gì cho phí cuộc đời. Sau này nhà họ có đến nhận cháu, bố mẹ chị sẽ tống họ đi thật xa. Thế mới nói trên đời này chỉ có bố mẹ thương ta vô điều kiện mà thôi, còn người có khác điều kiện mới thương ta./.
Nếu qua cơn thập tử nhất sinh này, có lẽ bố mẹ chị sẽ khuyên chị nên dừng cuộc hôn nhân này ở đây thôi, sống với người bạc như thế thì sống làm gì cho phí cuộc đời. Sau này nhà họ có đến nhận cháu, bố mẹ chị sẽ tống họ đi thật xa. Thế mới nói trên đời này chỉ có bố mẹ thương ta vô điều kiện mà thôi, còn người có khác điều kiện mới thương ta./.