1-1663550826.jpg
Theo đó, dù Ukraine xác nhận đã được viện trợ tên lửa chống radar AGM-88 HARM từ cách đây nhiều tháng, nhưng ở thời điểm đó, nước này lại không xác nhận loại tên lửa này sẽ được trang bị cho tiêm kích nào.
2-1663550835.jpg
Do các tiêm kích MiG-29 mà Ukraine đang sở hữu không được thiết kế để sử dụng tên lửa HARM theo chuẩn NATO, vì vậy nước này đã phải tự tìm ra phương pháp tích hợp để sử dụng.
3-1663550849.jpg
Tạp chí Quốc phòng Ukraine cho biết, lực lượng không quân đã phải tích hợp tên lửa với một máy tính bảng điện tử bổ sung trong buồng lái, thiết kế một hệ thống thứ cấp hoàn toàn độc lập với hệ thống điện tử trong thân máy bay để khai thác sử dụng các vũ khí phương Tây.
4-1663550859.jpg
AGM-88 là loại tên lửa không đối đất chiến thuật được thiết kế để dẫn đến mục tiêu dựa vào phát xạ điện tử kết hợp với hệ dẫn radar của tên lửa không đối đất.
5-1663550869.jpg
AGM-88 có thể phát hiện, tấn công và phá hủy một ăng ten radar hoặc một trạm phát. Hệ thống dẫn, hướng đến trạm phát radar của đối phương, có một ăng ten cố định và một bộ tìm kiếm nằm ở phía đầu của tên lửa.
6-1663550877.jpg
Loại tên lửa này có thể hoạt động ở 1 trong 3 chế độ, cho phép phát hiện mục tiêu sau khi được phóng tới khu vực phòng không và bức xạ điện tử của đối phương.
7-1663550886.jpg
Tên lửa HARM được Mỹ phê chuẩn cho việc chính thức sản xuất vào tháng 3 năm 1983 và được triển khai vào cuối năm 1985.
8-1663550899.jpg
HARM được sử dụng rộng rãi bởi Hải quân và Không quân Hoa Kỳ trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh vào năm 1991. Tới nay, đây là loại tên lửa chống bức xạ duy nhất trong biên chế quân đội Mỹ, và là loại tên lửa chống bức xạ hiếm hoi trong kho vũ khí của NATO./.