Tìm kiếm
Đăng ký
Đăng nhập
Tìm kiếm
“Cá thảm họa” xuất hiện, dự báo chính xác siêu bão ở Nhật Bản?
Các ngư dân ở Chile đã vô tình bắt được loài cá được cho là điềm xấu, và cho rằng nó đã báo hiệu đúng về trận siêu bão mới đây ở Nhật Bản.
Thùy Dung
09:33 29/09/2022
0
Chia sẻ Facebook
Chia sẻ Twitter
Chia sẻ Zalo
Từ cơn bão số 4, điểm lại những “siêu bão” càn quét Việt Nam
Đám cưới "chạy" siêu bão Noru ở miền Trung
Siêu bão Noru áp sát đất liền, miền Trung mưa lớn
Sau khi bị các ngư dân ở thành phố Arica (Chile) bắt được, con cá mái chèo này đã thu hút rất nhiều sự chú ý. Rất nhiều người tin rằng con cá dài gần 5 mét mà các cư dân bắt được đã dự báo chính xác về thảm họa thiên nhiên ở Nhật Bản.
Loài cá đặc trưng bởi thân bạc dài và vây đỏ này thường sống ở vùng nước sâu và hiếm khi được nhìn thấy trên mặt nước. Truyền thuyết kể rằng khi loài "cá thảm họa" nổi lên vùng nước nông, thảm họa đã cận kề.
Cụ thể, cá mái chèo sống rất sâu dưới biển, ở độ sâu khoảng 1.000 mét, và nó được cho là chỉ nổi lên mặt nước khi các mảng kiến tạo (một phần của lớp vỏ Trái Đất) bắt đầu dịch chuyển.
Liên hệ với con cá được ngư dân ở Chile bắt được, nhiều người cho rằng Chile có vị trí địa lý rất độc đáo, nằm trên 3 ranh giới mảng kiến tạo. Dù cách nhau 15.000km, nhưng Chile và Nhật có liên quan đến nhau bởi các mảng kiến tạo bên dưới hai đất nước.
Do vậy, con cá xuất hiện ở Chile đã báo trước về sự dịch chuyển của những mảng kiến tạo, và sự dịch chuyển này là điều gây ra cơn bão số 14 (bão Nanmadol) ở Nhật.
Hơn 9 triệu người Nhật đã phải sơ tán khỏi nhà để tránh siêu bão cực lớn vừa qua. Cơn bão có sức tàn phá rất kinh khủng, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, phá hủy cơ sở vật chất, gây ngập lụt và chắc chắn là để lại nhiều nỗi ám ảnh cho những người phải trải qua thời điểm bão đến.
Cá mái chèo khổng lồ (Regalecus glesne) được mô tả lần đầu tiên vào năm 1772, tuy nhiên rất hiếm bắt gặp vì chúng sống ở sâu dưới lòng đại dương. Theo các nhà khoa học, cá mái chèo là loài sinh vật sống có xương dài nhất thế giới với chiều dài có thể đạt được là 17 m và có thể nặng tới 270 kg.
Cá mái chèo có thân màu bạc, đôi khi còn được gọi là "vua của cá trích" vì có những đặc điểm bề ngoài tương tự với loài cá nhỏ này. Tuy nhiên, chúng được đặt tên là cá mái chèo vì có phần vây ngực dài như những chiếc mái chèo.
Ở Palau, nơi cá mái chèo từng được mô tả trên một con tem vào năm 2000, loài cá còn được gọi là cá gà trống nhờ phần vây mảnh và có màu đỏ. Một số người còn gọi chúng là cá hố (ribbon-fish).
Mặc dù cá mái chèo có thể là nguồn gốc của nhiều câu chuyện lịch sử liên quan đến rắn biển và quái vật biển, chúng được coi là loài cá không gây nguy hiểm cho con người.
Cá mái chèo chỉ ăn sinh vật phù du có kích thước nhỏ và có một lỗ nhỏ để thực hiện chức năng của hệ thống tiêu hóa. Loài cá này thậm chí không có răng thật, mà chúng chỉ có các dạng cấu trúc mảnh hơn được gọi là mang lược để bắt những con mồi nhỏ.
Cá mái chèo đôi thi được phát hiện trên bề mặt biển, nhưng các nhà khoa học cho rằng sự xuất hiện này là do chúng chịu tác động bởi sức đẩy của những cơn bão hoặc dòng chảy mạnh cuốn vào bờ hay cũng có thể do gặp tai nạn và chết./.
Theo
trithuccuocsong.vn
Copy link
Link bài gốc
Copy link
https://trithuccuocsong.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ca-tham-hoa-xuat-hien-du-bao-chinh-xac-sieu-bao-o-nhat-ban-1755807.html
Bạn nghĩ sao về bài viết này?
Gửi
Đăng ký / Đăng nhập
Nhớ mật khẩu
Quên mật khẩu?
Đăng nhập
Chưa có tài khoản?
Đăng ký
Kết quả
×