Đó là câu chuyện có thật ở bộ tộc Aka (hay còn gọi là Bayaka), phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam nước Cộng hòa Trung Phi và khu vực Brazzaville của Cộng hòa Congo.
Bộ tộc Aka (hay còn gọi là Bayaka), phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam nước Cộng hòa Trung Phi và khu vực Brazzaville của Cộng hòa Congo, với dân số khoảng 30.000 người. Nơi đây là một trong những bộ tộc còn giữ nguyen nép sống phong thủy, và được biết đến là tộc người lùn sống trong những khu rừng nhiệt đới miền trung châu Phi. Cuộc sốngcủa họ chủ yếu là tự cung tự cấp như săn bắn và hái lượm. Tuy nhiên, hiện họ đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa như đất đai, nguồn sống của họ bị lấy mất bởi thế giới văn minh hiện đại.
Đàn ông bộ tộc Aka tự tiết sữa nuôi con
Con cái, chính là thứ quý giá nhất trong cuộc đời của họ. Bộ tộc Aka xem trẻ con là trung tâm, và luôn tin rằng những đứa trẻ mang tới cho họ phước lành, may mắn. Tuy nghĩa vụ chăm soc con cái ở cả bố và mẹ đều bình đẳng, thế nhưng vị trí của họ trong gia đình có nhiều hoán đổi.
Cụ thể, phụ nữ sẽ là người đảm nhiệm các việc như săn bắn, hái lượm, xây dựng nhà cửa, đổi lại, người đàn ông sẽ ở nhà chăm sóc gia đình và nuôi dạy con cái. Theo thống kế khoa học cho thấy, hầu hết người đàn ông bộ tộc này dành đến 47% thời gian cho con cái của mình. Vì thế, cánh đàn ông Aka được cho là những người cha gần gũi với con cái mình nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ cùng con hoạt động nhẹ nhàng, từ tốn hơn là chơi những trò chơi sôi nổi, hay cần đến sức mạnh
Là những người phụ nữ mạnh mẽ, gánh vác vai trò của nam giới, các bầ bầu nơi đây mang thai đến tháng thứ 8 thai kỳ vẫn có thể đi săn thú bình thường. sau sinh, họ chỉ nghỉ ngơi 1 tháng rồi tiếp tục công việc. Thỉnh thoảng, những người mẹ Aka có thể mang đứa con còn rất nhỏ của mình theo trong những chuyến đi săn. Các bậc cha mẹ có con nhỏ phải giữ con mình rất kỹ, phong tục truyền thống của họ không cho phép đứa trẻ chạm mặt đất trong năm đầu tiên của cuộc đời. Họ thay nhau chăm sóc đứa con thật chu đáo.
Lý giải cho tập tục, người đàn ông bộ tộc Aka là người cho con bú, Giáo sư Barry Hewlett, một nhà nhân chủng học người Mỹ là người đầu tiên chung sống với tộc người chia sẻ: “Vai trò chủ động của các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con là rất cần thiết. Thế nhưng ở bộ tộc Aka, bé khi được 3 tháng tuổi, ngoài việc gần gũi mẹ, chúng cũng tiếp xúc và thân thiết với cha. Và người đàn ông Aka, họ sẵn sàng cho con bú ngay cả khi đang ngồi bàn nhậu”.
Sẽ không có điều gì phải ngạc nhiên, nếu như bạn đến bộ tộc này và nhìn thấy hình ảnh đứa con thơ nằm trọn trong vòng tay và ngậm núm vú của người cha. Giáo sư Barry Hewlett cho biết, vẫn chưa thể giải thích được việc những đứa trẻ của bộ tộc có thể bú cha hàng ngày.Để có câu tra lời, ông xin phép được lấy mẫu máu của những người cha đang cho con bú, và phân tích mẫu máu đó.
Kết quả, giáo sư và nhóm nghiên cứu của mình đã kết luận được rằng, mẫu máu của người đàn ông Aka cho thấy nồng độ prolactine (giúp sản xuất sữa) trong máu của họ rất cao, trong khi testosterone (vốn giúp tăng cường bắp thịt của cơ thể nam giới) thì lại thấp đi rất nhiều.
Chất Prolactine hay còn gọi là hormone luteotropic, là một protein ở người có vai trò quan trọng trong quá trình tiết sữa ở cơ thể người. Mà thường, chất này chỉ có ở phụ nữ và ảnh hưởng đến 300 quy trình khác nhau trong cơ thể người, như quá trình tiêu hóa, giao phối, sản sinh estrogen hay sự rụng trứng.
Việc cho trẻ tiếp xúc với bầu sữa của cha như ở bộ tộc này đã khiến testosterone giảm, đẩy mạnh prolactine, tạo thành dòng sữa. Về cơ bản, nó vẫn là dòng sữa tự nhiên, không khác gì sữa mẹ. Và đàn ông của bộ tộc Aka có bầu ngực lớn như phụ nữ. Họ rất lấy làm tự hào vì đã nuôi con bằng sữa của mình.