2953-z3856921228923-2d7118bb9a0711cb2527d55a26201074-1667782891.jpg
Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương sớm có ý kiến về điều chỉnh chi phí xăng dầu.

Qua theo dõi tình hình, diễn biến thị trường xăng dầu, Bộ Tài chính đã chủ động có các văn bản số 10856/BTC-QLG, 10859/BTC-QLG ngày 21/10/2022 và các văn bản số 11305/BTC-QLG, công văn số 11306/BTC-QLG ngày 2/11/2022 đề nghị Bộ Công thương và thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phối hợp báo cáo các chi phí kinh doanh xăng dầu.

3449-z3856921228656-369e93343c651e532effb143517c75bc-1667782918.jpg
Nhiều ngày qua một số doanh nghiệp kinh doanh kinh doanh xăng dầu đã không đủ nguồn cung xăng cho hoạt động

Nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, trên cơ sở tổng hợp số liệu từ các đề xuất kiến nghị của 28 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, ngày 4/11/2022, Bộ Tài chính tiếp tục có công văn số 1388/BTC-QLG gửi Bộ Công Thương xin ý kiến về việc điều chỉnh chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam.

Cũng trong ngày này Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Công Thương khẩn trương có ý kiến và gửi về Bộ Tài chính trong ngày để kịp thời điều chỉnh trong kỳ điều hành gần nhất.

Trước đó, trả lời báo chí, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, mới có 7 doanh nghiệp gửi báo cáo về chi phí kinh doanh xăng dầu và Bộ Công Thương cũng chưa có ý kiến nên chưa thể điều chỉnh được.

Theo Nghị định 95/2021/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, nếu giá có biến động mạnh, Bộ Tài chính phải tập hợp ý kiến để trình, tham mưu cho Chính phủ. Để cập nhật chi phí tính giá cơ sở giá xăng dầu, cần có ý kiến từ Bộ Công Thương và lắng nghe đề xuất của các doanh nghiệp./.