Tòa lâu đài vàng nguy nga theo phong cách châu Âu của "đại gia" Hưng Yên tọa lạc trên diện tích hàng nghìn m2 khiến người dân đi qua, ai cũng phải ngước nhìn.
 
Chạy dọc theo con đường đê từ Hà Nội đi TP. Hưng Yên, đoạn qua địa phận huyện Khoái Châu, người dân không khỏi choáng ngợp khi chứng kiến tòa lâu đài vàng nguy nga, tráng lệ vừa mới hoàn thành của một đại gia 56 tuổi.
 
Phong cách kiến trúc lâu đài từ châu Âu với mái vòm kiểu Romantic kết hợp với màu sơn vàng trắng càng khiến tòa lâu đài đồ sộ giữa khu đất rộng mênh mông lên cả nghìn m2 thể hiện phần nào độ giàu có và chịu chi của gia chủ.
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, chủ nhân toà lâu đài là ông Đỗ Trọng Sáu (thôn Trung Châu, xã Đông Kết, Khoái Châu, Hưng Yên). Ông Sáu cho biết, lâu đài được thiết kế theo phong cách kiểu Pháp, gồm 3 tầng nhà và 1 tầng hầm được gia đình khởi công xây dựng vào năm 2018.


 
Toà lâu đài sừng sững, đứng cách xa hàng trăm mét cũng nhìn thấy
 
 






 
Sự nguy nga, tráng lệ của toà lâu đài khi đến gần
 
"Công trình này được hoàn thành cách đây không lâu. Sau khi xây dựng xong, gia đình nhà tôi đã chuyển về sinh sống tại đây. Thực tế, có nhiều người cũng khen ngợi và cho rằng chi phí xây dựng đắt đỏ lắm nhưng không phải, chỉ khoảng trên dưới 10 tỷ đồng thôi", ông Sáu chia sẻ.
 
 
 
 










 
Toà lâu đài được thiết kế với nhiều chi tiết trang trí và nước sơn màu nhũ vàng, hệ thống mái vòm tròn cùng chi tiết trang trí đều mang sắc thái cổ điển
 







 
Cổng, tường rào cũng được thiết kế công phu
 
Ông Sáu cũng khẳng định, chi phí đầu tư không phải trên 100 tỷ như lời đồn. "Người ta nhìn bên ngoài vào tưởng tôi dát vàng nhưng không phải, đó chỉ là sơn bình thường".
 
"Toà nhà cũng dùng để ở thôi nên tôi tự thiết kế, xây theo ý mình, nguyên vật liệu cũng đa phần của gia đình", ông Sáu tiết lộ.


 
Khuôn viên bên trong toà lâu đài


 
Trước cửa nhà là một bể bơi
 








 
Cận cảnh bên trong toà lâu đài
 


 
3 thế hệ trong gia đình nhà ông Sáu đang sinh sống tại toà lâu đài này
 
Vị đại gia 56 tuổi cũng cho biết thêm, toà lâu đài dù được thiết kế công phu nhưng tiến độ xây dựng rất nhanh do ông thuê hàng trăm công nhân thực hiện. Thời điểm đông nhất có khoảng 70 người cùng xây dựng.
 
Về thông tin toà lâu đài toạ lạc trên khu đất rộng, từng bị phản ánh lùm xùm có nguồn gốc giao đất trái thẩm quyền, ông Sáu giải thích. ''Khu đất xây dựng lâu đài trước đây là đất giãn dân từ năm 1993, 1994. Sau đó được tôi mua lại của nhiều người dân nên bây giờ mới được rộng như vậy", ông Sáu chốt lại.
 
Theo lời chia sẻ của người dân địa phương, chủ toà lâu đài là người phóng khoáng, dễ gần, chỉ cần gặp người dân trong làng đi qua cổng nhà thôi là được "mời vào trong uống nước".
 
"Ông Sáu là chủ một lò gạch trên địa bàn tỉnh. Dù giàu có nhưng ông rất khiêm tốn và thường xuyên giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn nên được nhiều người quý mến", một người dân xã Đông Kết cho biết./.