Dân ca ví dặm là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Nghệ Tĩnh. Chính vì vậy, sau khi được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2015, chính quyền và người dân Hà Tĩnh đã triển khai nhiều biện pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản này. 
 
Ở Hà Tĩnh hầu như xã cũng có những câu lạc bộ Dân ca-Ví dặm như thế này. Thông qua những CLB này nhiều nội dung quan trọng trong cuộc sống được chuyển tải đến từng người dân.
 
Không chỉ bảo tồn các bản sắc của Dân ca ví dặm, các nghệ nhân tại các CLB Dân ca ví dặm trên địa bàn Hà Tĩnh còn tham gia sáng tác, làm phong phú thêm ca khúc dân ca ví dặm.
 
Các bài hát mang âm hưởng hưởng của cuộc sống, gần gũi với văn hóa làng xã và tùy từng chủ đề sẽ có những bài hát phục vụ mục đích tuyên truyền, giải trí khác nhau.
 
Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập khoảng 98 CLB Dân ca Ví dặm, qua đó đã phục vụ hơn 1.000 đoàn du khách đến đây tham quan. Đây cũng là cách mà người dân Hà Tĩnh có thể bảo tồn Dân ca Ví dặm-di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
 
Nghề dệt thổ cẩm của người H’rê trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
 
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số H’rê ở huyện Ba Tơ của tỉnh Quảng Ngãi được lưu truyền từ nhiều đời nay.
 
Các sản phẩm chủ yếu của nghề dệt thổ cẩm là trang phục váy, áo cho phụ nữ, khố, áo cho đàn ông, khăn gội đầu, tấm đắp, tấm điệu con, túi đựng đồ dùng và các sản phẩm khác làm từ thổ cẩm. Hoa văn là những họa tiết gắn liền với thiên nhiên, núi rừng.
 
Các sản phẩm dệt thổ cẩm của người H’rê thể hiện nét văn hóa truyền thống, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt H’rê.
 
Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc H’rê ở huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi đã thu hút hàng ngàn lượt du khách đến tham quan, mở ra hướng phát triển kinh tế và lưu giữ bản sắc truyền thống của nghề dệt thổ cẩm nơi đây.