Lãnh đạo nhóm Khẩn cấp của WHO, thừa nhận rằng nhiều quốc gia thuộc nhóm giàu đã từ chối chia sẻ vaccine ngay lập tức.
Bao giờ vaccine chống Covid-19 mới đến được với các nước nghèo?
Châu phi là nơi gặp khó khăn nhất về vaccine chống Covid-19.

Nước nghèo còn phải đợi

Hơn một nửa các quốc gia nghèo hơn những nước còn lại của thế giới đang nhận được vaccine từ chương trình chia sẻ vaccine COVAX, tuy nhiên, nhưng số lượng thuốc tiêm đã không đủ để tiếp tục chương trình này, theo một cán bộ từ Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO).

“Tôi phải nói rằng, trong 80 nước được cung cấp vaccine, hơn một nửa đang hoặc đã hết thuốc (vaccine) để duy trì (chương trình tiêm chủng)” -Cố vấn cấp cao của WHO – ông Bruce Aylward cho biết trong một cuộc họp báo.

Sự chậm trễ trong sản xuất và nhu cầu cần tiếp tế quá lớn của Ấn Độ là một trong vài lý do dẫn đến tình trạng thiếu thốn vaccine hiện nay. Kết quả là hàng nghìn ca mắc và tử vong vì Covid-19 đã xuất hiện tại châu Phi trong làn sóng dịch bệnh thứ 3.

Liên minh COVAX được thiết lập vào tháng 4 năm ngoái với mục tiêu tạo nên cơ chế tập hợp và chia sẻ vaccine khắp thế giới.

“Mục tiêu của COVAX là đẩy mạnh sự phát triển và sản xuất vaccine Covid-19, bảo đảm sự công bằng, không thiên vị cho các quốc gia” - theo website của WHO.

Nhưng, hệ thống này lại dựa còn phụ thuộc vào sự sẵn sàng chia sẻ của các nước giàu - những quốc gia đang ưu tiên tiêm cho công dân của mình trước. Tổ chức WHO đang nỗ lực động viên các nước này hiến tặng vaccine khi phần lớn người dân của mình đã được tiêm chủng.

Bác sỹ Micheal Ryan, lãnh đạo nhóm Khẩn cấp của WHO, thừa nhận rằng nhiều quốc gia thuộc nhóm giàu đã từ chối chia sẻ vaccine ngay lập tức.

“Khi bạn hỏi các nước này về việc cung cấp vaccine, họ sẽ nói, chúng tôi sẽ ưu tiên tiêm vaccine cho công dân của nước mình đã” - ông Ryan cho hay.

Ông Ryan cũng cho rằng chuyển nhượng công nghệ sản xuất vaccine sẽ giúp ích nhiều hơn trong tương lai, nhưng nó không thể ngăn chặn được những gì đang xảy ra ngay lúc này.

“Những liều vaccine có thể cho đi trên khắp thế giới hiện đang chưa được dùng cho những nơi cần nó nhất” ông Ryan cho hay, đồng thời nhấn mạnh rằng: “đó là một thực tế về sự thất bại thảm khốc về đạo đức đang phủ bóng lên chúng ta”.

Mỹ đã sẵn sàng chia sẻ vaccine

Bao giờ vaccine chống Covid-19 mới đến được với các nước nghèo?
Mỹ sẵn sàng chuyển viện trợ vaccine với số lượng lớn cho các nước khác.

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ phải kéo dài thời gian thực hiện cam kết chuyển 80 triệu liều vaccine hiến tặng cho nước ngoài trước cuối tháng 6 này do nhiều trở ngại, theo các viên chức Hoa Kỳ khi họ thông báo kế hoạch mới vào hôm thứ Hai về hoạt động chia sẻ vaccine.

Nhà Trắng đã ra thông báo đề cập đến phân phối vaccine, với hơn 60 triệu liều cho Liên minh COVAX và 20 triệu cho các nước đối tác.

Nhưng, thực tế chỉ có khoảng dưới 10 triệu liều mới được vận chuyển phân bổ ra các nước trên thế giới, gồm: 2,5 triệu vaccine tới đảo Đài Loan cuối tuần trước, và khoảng 1 triệu liều tới Mexico, Canada và Hàn Quốc đầu tháng này.

Các nhà chức trách Hoa Kỳ cho biết, vaccine đều đã sẵn sàng được chuyển đi, nhưng lại bị lùi lại do các vấn đề về luật lệ, hậu cần và yêu cầu tại Mỹ cũng như tại chính các nước khác.

Thư ký báo chí Nhà Trắng nói rằng, vaccine do Mỹ viện trợ sẽ được vận chuyển ngay lập tức khi các nước sẵn sàng nhận chúng và khi các chính phủ xử lý xong vấn đề hậu cần.

Tại Mỹ, nhiều vaccine là không cần thiết khi nhu cầu tiêm đã tụt xuống trong vài tuần và hơn 177 triệu người đã được tiêm ít nhất một mũi.

Kế hoạch phân phối vaccine miễn phí của Nhà Trắng vào thứ Hai gồm có 14 triệu liều, được đưa đến các nước Châu Mỹ La tinh và vùng Ca-ri-bê, 16 triệu liều cho châu Á và khoảng 10 triệu cho châu Phi.

14 triệu vaccine sẽ được chia cho các quốc gia ưu tiên, bao gồm Colombia, Argentina, Iraq, Ukraine, Bờ Tây và Dải Gaza.

(*) Liên minh COVAX (COVAX facility)là cơ chế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh Toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI), UNICEF, Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI), các nhà sản xuất vắc xin và các đối tác lập ra, đảm bảo các quốc gia đều được tiếp cận vắc xin một cách công bằng và hiệu quả.