1-1667640422.png
Cao nguyên Thanh Tạng (gọi tắt trong tiếng Trung Quốc của cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng) hay cao nguyên Tây Tạng (25~40 độ vĩ bắc, 74-104 độ kinh đông) là một vùng đất rộng lớn và cao nhất thế giới, với độ cao trung bình trên 4.500 mét so với mực nước biển, bao phủ phần lớn khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc cũng như Ladakh tại Kashmir của Ấn Độ.
2-1667640432.png
Nó chiếm một khu vực với bề rộng và dài vào khoảng 1.000 và 2.500 cây số. Được mệnh danh là "mái nhà của thế giới", với diện tích khoảng 2,5 triệu km² (khoảng 4 lần lớn hơn diện tích bang Texas hay nước Pháp), nó có những rặng núi cao nhất Trái Đất, như dãy Himalaya với đỉnh Everest là đỉnh cao nhất Trái Đất.
3-1667640464.png
Cao nguyên này hình thành từ sự va chạm của các mảng kiến tạo Ấn-Úc và Á-Âu vào thời kỳ thuộc đại Tân sinh, cách đây khoảng 55 triệu năm, và quá trình này hiện vẫn còn tiếp diễn.
4-1667640571.png
Sự tan chảy của lớp đất đóng băng vĩnh cửu trên cao nguyên Thanh Tạng xảy ra nhanh gấp đôi tốc độ trung bình toàn cầu trong những thập kỷ gần đây, đe dọa nghiêm trọng độ ổn định của cơ sở hạ tầng địa phương.
5-1667640584.png
Theo nghiên cứu công bố hồi tháng 10 trên tạp chí Nature Communications Earth & Environment, sự tan chảy này dẫn tới gia tăng nhu cầu sửa chữa và thay thế cơ sở hạ tầng. Ước tính 38% đường sá, 39% đường sắt và dây điện, 21% tòa nhà bị đe dọa bởi băng tan vào năm 2050.
6-1667640592.png
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ toàn cầu, đất đóng băng vĩnh cửu trên toàn cầu bắt đầu tan chảy ở tốc độ nhanh chóng. Mặt đất trở nên kém ổn định và dễ xê dịch hơn. Nhiều nơi trải qua tình trạng sụt lớn, tạo ra những miệng hố trên mặt đường, ảnh hưởng tới sân bay, đường ray xe lửa, đường ống dẫn dầu và thậm chí nhà cửa, theo Mathieu Morlighem, giáo sư khoa học Trái Đất ở Đại học Dartmouth.
7-1667640602.png
Ở giai đoạn cuối của quá trình tan chảy, sự thất thoát nước ở đất sẽ đạt tới độ khiến các hồ nước cạn nhanh. Quan sát từ vệ tinh và trên mặt đất chỉ ra xu hướng này đang mở rộng khắp khu vực đất đóng băng vĩnh cửu ở Bắc bán cầu, bao gồm cao nguyên Thanh Tạng.
8-1667640613.png
Đặc biệt, trên cao nguyên Thanh Tạng, nước băng từ lớp đất đóng băng, sông băng và hồ nước ngọt trên cao đổ vào 3 con sông dài nhất châu Á, là nguồn nước chính cho khoảng 20% dân số thế giới. Hơi ẩm từ hồ trên cao và suối cũng giúp duy trì hệ sinh thái đồng cỏ bán khô hạn.
9-1667640621.png
Nếu đất đóng băng và sông băng tiếp tục tan chảy, sông ngòi trên khắp cao nguyên sẽ bắt đầu cạn nước, góp phần gây xói mòn đất và cuối cùng là sa mạc hóa. Sa mạc hóa có thể làm giảm lượng mưa và tuyết rơi, kéo theo nguồn cung cấp nước càng giảm mạnh.
10-1667640630.png
Ở quy mô toàn cầu, lớp băng vĩnh cửu tan chảy khiến khí hậu ấm lên, thúc đẩy quá trình tan băng ở các khu vực khác trên thế giới trở nên tồi tệ hơn.
11-1667640639.png
Ted Schuur, Giáo sư sinh thái học tại Đại học Northern Arizona, nhận định: “Đối với toàn bộ khu vực phía bắc, chúng tôi dự đoán sẽ thải ra từ 50-230 tỉ tấn carbon vào khí quyển khi khí hậu ấm lên. Số lượng chính xác phụ thuộc vào việc xã hội có giảm phát thải khí nhà kính hay không. Các giá trị thấp hơn sẽ tương ứng với sự ấm lên tổng thể được giữ dưới 2 độ C...
12-1667640646.png
...Sự nóng lên ở Bắc Cực đang làm gia tăng cháy rừng ở những vùng đất nằm phía trên Vòng Bắc Cực. Điều này làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng khi cháy rừng"./.