Giai đoạn khó khăn của lực lượng phòng không Ukraine
Tạp chí Bulgarian Military cho biết, Không quân Ukraine đã trải qua giai đoạn thực sự khó khăn, khi chỉ trong vài ngày, một số máy bay chiến đấu cánh cố định đã lần lượt bị bắn hạ. Số lượng chiến đấu cơ ít ỏi còn lại của Ukraine, tiếp tục bị tiêu hao trong cuộc xung đột kéo dài này.
Trước đó, Không quân Ukraine đã phải nâng cấp máy bay MiG-29 dùng để trình diễn thành tiêm kích phòng không, do số máy bay chiến đấu bị tổn thất nghiêm trọng.
Đặc biệt là loại máy bay không người lái (UAV) tự sát Geran-2 mà quân đội Nga mới đưa vào sử dụng, đã gây ra áp lực lớn cho Không quân Ukraine hiện nay.
Với chiến thuật sử dụng UAV Geran-2 săn tìm các mục tiêu là các trận địa phòng không của Quân đội Ukraine; sau đó tiếp tục sử dụng tên lửa chống bức xạ để tiêu diệt các trận địa phòng không này. Chiến thuật mới này, đã phá hủy nhiều hệ thống phòng không còn lại của Ukraine.
Trong trường như vậy, quân đội Ukraine đã buộc phải điều số máy bay chiến đấu ít ỏi còn lại, để tấn công mục tiêu trên mặt đất và thậm chí là các mục tiêu giả của quân đội Nga; tuy nhiên đây lại là những cái bẫy của quân đội Nga giăng ra.
Có phải Không quân Ukraine “quá tự tin”?
Trong thời gian gần đây, Quân đội Nga đã triển khai hàng loạt hệ thống phòng không S-300 ở các vị trí tiền tiêu, để bắn hạ các máy bay chiến đấu cánh bằng của Không quân Ukraine, khi lảng vảng đến khu vực gần biên giới.
Vừa qua, hệ thống phòng không tầm xa S-300V4 của quân đội Nga đã lập kỷ lục thế giới, khi bắn hạ hai máy bay chiến đấu Ukraine từ khoảng cách hơn 217 km. Đồng thời hàng loạt ảnh bằng chứng về máy bay của Quân đội Ukraine rơi, đã xác nhận kỷ lục này.
Tờ "Military Observer" của Mỹ cho rằng, trận chiến này có ý nghĩa quan trọng và lực lượng phòng không Nga cuối cùng đã lấy lại được phần nào tinh thần.
Rốt cuộc, khu vực biên giới của Nga đã bị tên lửa, trực thăng và máy bay chiến đấu của Ukraine tấn công trong thời gian qua; một số cây cầu bị phá hủy và kho đạn bị tấn công gây cháy nổ.
Lực lượng phòng không Nga lần này ra tay chớp nhoáng, khiến Không quân Ukraine bất ngờ bị tổn thất rất nặng nề.
Khác với những chiến đấu cơ MiG-29, Su-27 và Su-24 là những máy bay chiến đấu đa năng, tương đối tiên tiến và thuộc hàng “quý hiếm” nhất của Không quân Ukraine. Hai loại máy bay này có ưu điểm là tầm bay xa hơn và mang được trọng tải vũ khí lớn hơn.
Không quân Ukraine, vốn trước đây dựa vào sự hỗ trợ tình báo từ quân đội NATO, đã thực hiện chiến thuật “đánh và chạy”, khi liên tục tấn công các mục tiêu quân sự bên trong lãnh thổ Nga.
Một số nhà phân tích cho rằng, có hai lý do để Không quân Ukraine sử dụng rocket thay vì vũ khí dẫn đường;
Một là Không quân Ukraine quá tự tin; xét cho cùng, với sự hỗ trợ tình báo của NATO trước đây, Không quân Ukraine có thể nhiều lần khai thác những sơ hở của hệ thống phòng không Nga, bí mật đột nhập vào không phận Nga, để tiến hành các cuộc tấn công.
Thứ hai là quân đội Ukraine thiếu vũ khí dẫn đường chính xác. Sau hơn 8 tháng chiến đấu, lượng vũ khí dẫn đường chính xác ban đầu trong Quân đội Ukraine đã cạn đáy, giờ chỉ còn biết trông chờ vào sự tiếp máu từ phương Tây.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng nói rằng, họ có thể cung cấp tất cả các loại vũ khí chính xác cho Ukraine, nhưng bây giờ chính Mỹ không còn dư, vì vậy Mỹ phải tạm ngừng cung cấp vũ khí dẫn đường cho quân đội Ukraine.
Kết hợp với những yếu tố trên, Không quân Ukraine đã buộc phải liều lĩnh đưa máy bay chiến đấu sử dụng sử dụng tên lửa không điều khiển vào Nga để không kích.
Tất nhiên, quân đội Nga cũng đã rút kinh nghiệm, họ đã triển khai một số lượng lớn hệ thống phòng không trên chiến trường; đồng thời tăng cường giám sát chiến trường và đánh lừa quân đội Ukraine. Vì vậy, đây là kết quả hợp lý, khi họ bắn rơi máy bay chiến đấu Ukraine.
Hệ thống phòng không S-300V4 có gì lợi hại?
Theo truyền thông Mỹ, các máy bay chiến đấu Su-27 và Su-24 của Ukraine đã bay ở độ cao lớn trong khi làm nhiệm vụ. Vì vậy, chúng đã bị hệ thống phòng không Nga khóa ở khoảng cách xa và tên lửa đất đối không của hệ thống S-300V4, đã bắn rơi hai chiếc máy bay của Ukraine ở khoảng cách “siêu xa” tới trên 200 km.
S-300V4 là hệ thống phòng không tầm xa hạng nặng, đang phục vụ cho Lực lượng Phòng không Nga. Hệ thống sử dụng khung gầm bánh xích và được nâng cấp khi sử dụng nhiều công nghệ của hệ thống phòng không S-400.
Hiệu suất toàn diện của hệ thống phòng không S-300V4 cao hơn nhiều so với phiên bản chuẩn S-300 mà chúng ta thường thấy. Khả năng cơ động và thích ứng địa hình cực cao.
Là vũ khí phòng không chủ lực của bộ đội mặt đất, trước sức tấn công của tiêm kích Ukraine, hệ thống phòng không S300V4 của Nga đã phóng tên lửa 40N6 với tốc độ tối đa vượt quá Mach 14, hoàn toàn có thể đánh chặn mục tiêu siêu âm.
Điều này có nghĩa là một khi tiêm kích Ukraine bị khóa chặt, về cơ bản sẽ không có khả năng chạy thoát. Trên thực tế, các tiêm kích Su-27 và Su-24 của Ukraine đã bị hệ thống phòng không Nga phát hiện và sau khi bị S-300V4 của Nga khóa chặt, đã nhanh chóng hạ độ cao để tránh sự truy lùng của tên lửa Nga, nhưng vẫn không thể tránh khỏi kết cục bi thảm.
Hệ thống phòng không S-300V4 đã phóng tên lửa 40N6; loại tên lửa này được thiết kế đặc biệt để khóa và tấn công các mục tiêu tầm thấp; do tên lửa có một cảm biến phát hiện khác được lắp đặt, đặc biệt thích hợp để tấn công các mục tiêu có độ cao cực thấp, ở ngoài đường chân trời.
Do đó, Su-27 và Su- 24 chiếc máy bay cố gắng thoát ra bằng cách bay ở độ cao thấp, đã nhanh chóng biến thành "quả cầu lửa" và bị trúng đạn và phát nổ ngay trên không.
Ngay cả ở khoảng cách đến 400 km, đạn tên lửa 40N6 có thể tấn công các mục tiêu ở độ cao cực thấp cách mặt đất chỉ 5 mét và có hiệu suất tấn công mục tiêu tầm thấp hoàn toàn không đổi, ở khoảng cách hơn 250 km.
Tên lửa 40N6 có tầm bắn gấp đôi so với các đối thủ hàng đầu của phương Tây và cũng tương thích với hệ thống tên lửa phòng không S-400; trong nhiều năm, nó vẫn giữ là tên lửa đất đối không có tầm bắn xa nhất trên thế giới.
Qua trận đánh này, có thể thấy quân đội Nga có ưu thế áp đảo hơn Ukraine về tác chiến phòng không, ít nhất là trong không phận của Nga. Hệ thống phòng không của Nga tổng thể còn mạnh hơn rất nhiều so với hệ thống phòng không Ukraine vốn đã bị Quân đội Nga “quần thảo” suốt thời gian qua./.