Sau khi yêu 7 tháng, Quyên xác định sẽ kết hôn với bạn trai nên quyết định có em bé. Dù vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng Thu Quyên đã có tổ ấm hạnh phúc. Cô bạn không bảo lưu kết quả học tập và kiên trì đến lớp.
 
Có lẽ trong “lộ trình” trên đường đời của mỗi người, ai cũng mong muốn lần lượt vượt qua các mốc cơ bản như: tốt nghiệp, xin việc, lập gia đình… Thế nhưng sẽ ra sao nếu như bạn trượt khỏi quy luật đó? Và trường hợp của Võ Thị Thu Quyên, sinh viên năm tư, ĐH Xã hội & Nhân văn TP HCM sẽ cho bạn câu trả lời!
 
Chuyện bạn trẻ mang bầu trong lúc còn đi học không phải là câu chuyện mới với tất cả chúng ta. Kết cục của những chuyện tình ấy thường buồn nhiều hơn vui. Mặt khác, mối QH gia đình và những rào cản xã hội cũng khiến người trẻ có con sớm gặp nhiều sóng gió trong cuộc sống.
 
 
Nhiều nữ sinh mạnh mẽ bước qua tất cả để làm mẹ đơn thân, song sâu thẳm trong họ, nếu được lựa chọn lại chắc chắn họ sẽ chọn bước đi trên một con đường bằng phẳng hơn để tiến về phía trước.
 
Võ Thị Thu Quyên (sinh năm 1996, quê Đồng Nai), biết mình có thai với bạn trai khi đang là sinh viên năm 3 ngành Văn học Ngôn ngữ trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (TP.HCM). Quyên may mắn hơn những trường hợp kể trên khi cô có một người bạn trai hơn 10 tuổi đầy trách nhiệm ở bên và một gia đình tâm lý chấp nhận chuyện cưới sớm, để không biến chuỗi ngày tiếp theo đi vào kịch bản làm một người mẹ đơn thân.
 
Đi học đến ngày lên bàn đẻ
 
Như bao sinh viên ĐH Quốc gia, phần lớn các học kỳ Quyên sống và học tập ở làng đại học Thủ Đứс. Người yêu Quyên lúc đó và giờ là chồng cô có mở một tiệm internet ở làng đại học.
 
Mỗi ngày, anh có mặt ở tiệm 1, 2 lần. Còn Quyên thì thuê căn nhà nguyên căn ở kế bên. Trong mắt cô sinh viên Quyên, người đàn ông ở hiệu ảnh kế bên là một “ông chú già già”. Họ vô tình gặp nhau nhiều lần trong suốt 2,3 tháng mỗi lúc đi về qua ngõ.
 
“Có hôm, ảnh cho mình một quả xoài. Chẳng hiểu sao cái mình nhớ rõ mặt ảnh luôn! Sau này mình ngẫm nghĩ, à, ở bên Thái tỏ tình người ta tặng xoài. Mình thì đặc biệt thích Thái. Không biết, ông trời có tâm ý gì đây không ta?”, tình yêu chớm nở.

 
Ảnh cưới của Quyên và chồng.
 
Kể từ lần tặng trái xoài, hai bên cảm mến nhau và những cuộc hẹn không tên bắt đầu. Anh chàng tiệm net quyết định tỏ tình với cô bé kém mình 10 tuổi. Mối QH “đũa lệch” về tuổi tác ấy nhìn chung cũng giống như những chuyện tình của hàng nghìn cặp đôi khác bên nhau thuở sinh viên. Nhưng đến tháng thứ 7, nó thật sự khác biệt. Quyên nhận ra mình CÓ BẦU!
 
 
Ở độ tuổi chớm 22, khi đang là sinh viên năm 3 đại học, dính bầu với người yêu mới quen chỉ 7 tháng… có lẽ sẽ là chuyện động trời khiến không ít bạn gái hoang mang.
 
Tuy nhiên, Quyên lại đón nhận chuyện này nhẹ nhàng vì tình yêu này với cô hoàn toàn nghiêm túc vì Quyên cũng muốn xây dựng gia đình với anh ấy. Lo lắng lớn nhất trong lòng nữ sinh lúc biết mình có bầu lại chính là phản ứng của mẹ cô. Mẹ Quyên vẫn muốn con gái học xong năm 3 ĐH rồi mới tính đến chuyện lấy chồng.
 
 
Yêu nhanh, Quyên còn cưới sớm hơn dự định vì… có em bé. Ở cái tuổi bạn bè hồn nhiên, vô tư, cô nàng đã tập tành làm mẹ làm vợ.
 
Lễ cưới gấp rút được tổ chức. Trong khi mẹ cô thở ngắn thở dài lo con gái sẽ đứt gánh đường học vì vướng bận chuyện chồng con; thì lũ bạn thân ở lớp uỷ mị với tâm trạng gả Quyên đi không đành.
 
 
Đến khi cái bầu to vượt mặt, Quyên vẫn cố gắng đi học. Cô quyết định không bảo lưu điểm số để ở nhà dưỡng thai vì nhận thấy cơ địa của mình khỏe, cái thai không phải là trở ngại lớn cho chuyện học tập, nghỉ nhiều lại không theo kịp bài. Ngoài ra, đi lại vận động nhiều cũng rất tốt cho thai nhi.
 
Hôm nào có tiết, chồng Quyên lại chở cô vợ bầu là sinh viên năm 4 từ nhà lên trường để học, quãng đường cỡ 15 phút chạy xe. Thấy Quyên bầu bì, các bạn trong lớp chủ động giúp đỡ. Người thì xách cặp giùm, người thì tranh làm hết các việc nặng nhọc trong nhóm mỗi lần có thuyết trình, thầy giáo cũng không giao quá nhiều bài tập…

 
Vác bụng bầu đi học, tự tin và rất vui.
 
Đến những ngày gần cuối thai kỳ, Quyên vẫn lễ mễ vác cái bụng bầu đến trường dù trời nắng gắt hay nổi cơn gió lạnh.
 
 
“Mình còn một học kỳ 2 năm 4 nữa là xong cái bằng đại học. Hiện tại thì mình vẫn đăng ký vài môn để làm bài tập tại nhà”, Quyên nói trong lúc ở cữ.
 
Con trai mới sinh của Quyên được 2 tháng, tên là Gia Thành – một cậu bé kháu khỉnh và khỏe mạnh.
 
Không tin chuyện “một túp lều tranh, hai trái tim vàng”!
 
Một vài người bạn bằng tuổi bảo Quyên mạnh mẽ, can đảm… nhưng Quyên thì thấy mình may mắn nhiều hơn. Ngoài kia, có biết bao nữ sinh cũng dính bầu khi đang là sinh viên nhưng chẳng được gia đình người yêu chấp nhận, bị bạn trai quay lưng hay đơn giản là cả hai đang cùng là sinh viên, lấy tiền đâu mà nuôi đứa trẻ. Thế là, họ phải bỏ con!
 
Quyên hiểu tính thời điểm và sự may mắn đã khiến cô có thể có gia đình nhỏ hạnh phúc của mình. Và пữ ѕіпʜ khẳng định rằng, nếu đặt cô vào một câu chuyện khác, hoàn cảnh khác, chắc chắn Quyên sẽ chẳng bao giờ dám nghĩ đến chuyện kết hôn chứ đừng nói là có con khi đang trên ghế giảng đường.
 
Vì, làm gì có chuyện “một túp lều tranh hai trái tim vàng”!

 
Nếu đối phương là một chàng sinh viên, chắc chắn Quyên sẽ suy nghĩ lại về chuyện kết hôn và có con ở tuổi 22.
 
“Nếu là có con với một chàng sinh viên, thì tụi mình sẽ nuôi con bằng cách nào? Có thể yêu nhưng nếu quyết định lập gia đình và có con thì phải đợi đến thời điểm đủ thích hợp. Mình có thể hi sinh sự tự do, tính thích bay nhảy của tuổi trẻ vì tình yêu, nhưng mình phải có trách nhiệm với cuộc đời mình và nhất là đứa con của mình. Mỗi người đàn ông lên chức cũng phải đợi thời điểm, đối với mình thì chồng của mình đã đến lúc được làm bố, mình sẵn sàng hi sinh cho người này”, Quyên nói đầy lý trí.
 
Chồng của Quyên là người hơn cô 10 tuổi, bản lĩnh và có ý chí. Nhờ vậy, từ khi lấy chồng, Quyên cũng cảm thấy được san sẻ và an ủi rất nhiều. Không được tung tăng đi đây đi đó như chúng bạn, thì có chồng làm “bạn thân” vậy.
 
 
Cô sinh viên năm 4 giờ đã có một em bé kháu khỉnh.
 
Không ai có cuộc sống màu hồng. Xỏ chân vào chiếc giày của mình, chúng ta lại nhìn sang chiếc giày của người khác và muốn ướm thử xem có đẹp hơn không, êm ái hơn không. Quyên cũng không ngoại lệ.
 
 
Làm mẹ ở tuổi 22 đôi lúc khiến Quyên có khao khát được trở về thời con gái một ngày để được bay nhảy, được đi đây đó thử sức mình ở nhiều lĩnh vực khác nhau… Song, khi nhìn đứa con ngoan đang sаγ giấc bên cạnh, Quyên lại muốn quay về với thực tại, nơi mình có một gia đình và giữ thiên chức là một người mẹ.
 
“Người trồng nho thì có nho ăn, người trồng cam có cam ăn. Chăm cây nào cũng có cái khó, cái mệt nhưng khi nhìn cả vườn cây người ta lại thấy thích. Mình cũng thích bay nhảy đấy, nhưng mình chọn ở lại với tình yêu, sống vì người mình yêu”, cô sinh viên giờ đã lên chức mẹ trầm tư.
 
Có lẽ khi cuộc sống gia đình không được êm thấm, việc nuôi con trở nên mỏi mệt, Quyên ắt sẽ mong muốn được trở về những ngày chưa vướng bận chồng con, được thoải mái, tự do như các bạn. Thế nhưng hơn tất cả những điều đó là tình mẫu tử thiêng liêng, là vòng tay che chở của người chồng vẫn luôn giang thật rộng để vỗ về.
 
Còn bạn, nếu cũng rơi vào tình huống như Quyên, bạn sẽ đưa ra quyết định như thế nào? Hãy chia sẻ cùng chúng tôi nhé!