Cà chua là loại thực phẩm khá phổ biến, được sử dụng nhiều trong các bữa ăn. Vậy nếu bà bầu ăn cà chua thì sẽ nhận được những lợi ích gì hay đây là một loại thực phẩm mà bà bầu cần tránh?
Trong các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe thì cà chua được biết đến là loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng. Trung bình một quả cà chua có thể cung cấp khoảng 22 calo, trong đó hoàn toàn không có chất béo và cholesterol có hại cho cơ thể. Ngoài ra, trong cà chua còn chứa nhiều vitamin như: vitamin A, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin K,... và các khoáng chất như: canxi, sắt, photpho, folate, niacin,... Vậy bà bầu ăn cà chua có tốt không?
Ăn cà chua khi mang thai: Vô vàn lợi ích
Các nhà khoa học Canada từng nhận định, hợp chất chống oxy hóa và vitamin C có trong cà chua có tác dụng giúp cơ thể chống chọi lại các gốc tự do gây ung thư. Ngoài ra, hàm lượng lycopen cao trong cà chua cũng là một chất giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển hiệu quả.
![](/uploads/editor/images/2020/lelinh2020/thang2.3.4/b1(12).gif)
Cà chua là thực phẩm siêu bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai (Nguồn: Internet)
Riêng với phụ nữ mang thai, cà chua là một loại thực phẩm siêu bổ dưỡng cho nhóm đối tượng này. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe dành cho bà bầu khi ăn cà chua:
Cung cấp dinh dưỡng thiết yếu
Hàm lượng vitamin C trong cà chua hỗ trợ cho việc hình thành làn da, răng, xương và lợi khỏe mạnh của em bé.
Với mẹ bầu, vitamin C dồi dào trong cà chua sẽ giúp xây dựng collagen cho da. Vitamin C cũng giúp hạn chế sự hình thành sắc tố gây sạm da, nám da cũng như ngăn ngừa sự lão hóa da, rạn da khi mang thai.
Ngoài ra, trong cà chua cũng chứa lycopene – một chất chống oxy hóa có thể chống lại các gốc tự do gây ung thư. Nó đặc biệt hữu ích trong việc chống ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, trực tràng, vòm họng và thực quả.
Chất lycopene cũng có tác dụng giúp bảo vệ da khỏi bệnh Lupus ban đỏ do tia cực tím (đỏ da do tăng lưu lượng máu).
Tăng mức năng lượng
Rất nhiều bà bầu cảm thấy mệt mỏi khi mang thai. Ăn cà chua sẽ giúp cung cấp lượng calo dồi dào để cơ thể có đủ năng lượng, giúp mẹ bầu được thoải mái, vui vẻ hơn.
Hỗ trợ tiêu hóa
Cà chua chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt. Chất xơ có tác dụng thúc đẩy chuyển động nhu động của cơ tiêu hóa trơn tru và kích thích dịch tiêu hóa. Từ đó giúp điều trị táo bón ở thai phụ, tiêu chảy và cũng ngăn ngừa các tình trạng như ung thư đại trực tràng.
Giảm nguy cơ tiền sản giật
Bà bầu ăn cà chua sẽ giúp làm giảm nguy cơ tăng huyết áp, cũng như tiền sản giật – một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Hàm lượng kali trong cà chua sẽ cải thiện lưu lượng máu và làm giảm căng thẳng cho tim, do đó giúp điều trị cao huyết áp.
Giảm cholesterol và bảo vệ tim
![](/uploads/editor/images/2020/lelinh2020/thang2.3.4/b2(14).gif)
Cà chua giúp làm giảm cholesterol xấu trong máu và bảo vệ tim (Nguồn: Internet)
Chất lycopene trong cà chua cũng rất hữu ích trong việc ngăn chặn quá trình oxy hóa lipid huyết thanh để bảo vệ tim. Nó có ý nghĩa rất lớn trong việc làm giảm nồng độ cholesterol LDL và triglyceride trong máu.
Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh
Cà chua cũng chứa nhiều axit folic, một chất có thể giúp làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh của não và tủy sống ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, axit folic cũng làm giảm khả năng mắc bệnh tim và ung thư.
Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
Cà chua chứa khá nhiều nước và do đó chúng hoạt động như “thuốc lợi tiểu”. Bà bầu ăn cà chua sẽ giúp kích thích đi tiểu, từ đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cũng như các vấn đề về bàng quang.
Tốt cho xương
Trong cà chua có nhiều vitamin K và canxi, nên đặc biệt tốt cho quá trình hình thành và phát triển xương của thai nhi.
Khắc phục sỏi thận
Ăn cà chua cũng là cách giúp bà bầu đối phó với các tình trạng túi mật như sỏi mật, sỏi thận trong thời gian mang thai.
Một số lưu ý mẹ bầu cần nhớ khi ăn cà chua
Cà chua là thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe, tuy nhiên, cũng giống như những thực phẩm khác nếu mẹ bầu lạm dụng, ăn quá nhiều cà chua sẽ có thể dẫn đến những tác hại không tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, khi ăn cà chua mẹ bầu cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Không ăn cà chua sống: Trong cà chua sống có chứa chất độc solanine, khi ăn vào cơ thể sẽ gây ra những triệu chứng ngộ độc như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn... Tuy nhiên, chất độc sẽ mất dần khi cà chua chín.
Không ăn cà chua trong lúc đói: Cà chua chứa nhiều pectin và nhựa phenolic. Nếu ăn cà chua trong lúc đói, các axit tiết ra từ dạ dày sẽ phản ứng với chất này và hình thành nên các cục không hòa tan, gây “căng thẳng” và khó chịu cho dạ dày, thậm chí có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và bị sốc.
Không nên nấu cà chua quá kỹ: Nấu cà chua quá chín sẽ làm giảm đi các chất vitamin và giá trị dinh dưỡng mà cà chua mang lại trong món ăn.
Không nên ăn cà chua với dưa chuột (dưa leo): Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn cà chua chung với dưa leo sẽ làm giảm đi các chất dinh dưỡng có trong cà chua, đồng thời có thể sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Theo một số nghiên cứu, ăn nhiều cà chua khi mang thai có nguy cơ khiến mẹ bầu cũng như thai nhi mù màu ở mức độ nhẹ.
Như vậy, cà chua là một loại thực phẩm tuyệt vời cho mẹ bầu nếu như được sử dụng với số lượng hợp lý. Không chỉ cà chua mà bất cứ một loại thực phẩm nào, nếu ăn ở mức độ cho phép sẽ mang đến cho mẹ bầu rất nhiều những lợi ích tốt cho sức khỏe.